HỘI CHỨNG KLIPPEL-TRENAUNAY
Hội chứng Klippel – Trenaunay (Klippel - Trenaunay - Weber) là một bệnh rối loạn hệ mạch máu bẩm sinh, hiện chưa tìm thấy nguyên nhân. Bệnh biểu hiện chủ yếu ở chi, chủ yếu chi dưới bằng tam chứng đặc trưng: bớt màu rượu vang (Port wine stain) ở một hoặc nhiều chi; dị dạng mạch máu và phì đại chi (Longer extremity/hypertrophy)...
CA LÂM SÀNG: HỘI CHỨNG LỒNG NGỰC LÕM
“Pectus excavatum” theo tiếng Latin nghĩa là lồng ngực lõm. Đây là dị dạng bẩm sinh thường gặp nhất của thành ngực trước trong đó các xương sườn và xương ức phát triển bất thường. Bệnh gây biểu hiện là lồng ngực phía trước bị lõm xuống. Có thể gặp từ khi trẻ mới sinh ra hoặc thời kỳ dậy thì. Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, lõm lồng ngực có thể ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, hô hấp và gây đau ngực, lưng. Trẻ bị bệnh này có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và thường tránh các hoạt động phải bộc lộ ngực....
DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO: TÀI LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH
Dị dạng động tĩnh mạch não là một búi mạch máu bất thường nối thông giữa động mạch và tĩnh mạch não. Động mạch mang máu giàu oxy từ tim lên nuôi não. Sau khi não lấy oxy, tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy về tim để lên phổi lấy oxy. Dị dạng động tĩnh mạch não làm gián đoạn chu trình bình thường trên. Dị dạng động tĩnh mạch có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể nhưng thường xảy ra nhất ở não và tuỷ sống. Nguyên nhân của dị dạng động tĩnh mạch không rõ. Đa số dị dạng động tĩnh mạch có ngay từ khi sinh ra nhưng có một số xuất hiện trong đời sống sau sinh. Dị dạng động tĩnh mạch không di truyền. Người bị dị dạng động tĩnh mạch não có biểu hiện triệu chứng như đau đầu, động kinh, chảy máu não. Một số ít người không biểu hiện triệu chứng mà bệnh được phát hiện tình cờ khi đi chụp chiếu. Khi đã phát hiện bệnh, việc điều trị nhằm mục đích dự phòng vỡ chảy máu và giảm các triệu chứng thần kinh....
CA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
Với những bệnh nhân phình động mạch não thì nút mạch là lựa chọn đầu tiên do tính an toàn và hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu và được áp dụng ở các nước phát triển. Hiện nay với hỗ trợ của các dụng cụ can thiệp thông minh, máy chụp mạch hai bình diện với chế độ 3D dẫn đường khiến cho kỹ thuật nút mạch dễ dàng và ít tai biến hơn. Mặc dù tỷ lệ tai biến nguy hiểm của nút mạch dưới 5% nhưng bác sĩ điện quang can thiệp luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó. Hai tai biến "đáng sợ" gồm chảy máu do rách túi phình và tắc động mạch do huyết khối di trú dưới đây tôi chứng kiến tại một bệnh viện ở Pháp :)...