Rối loạn thái dương hàm (Temporomandibular Disorder – RLTDH) hay còn gọi là hội chứng đau – loạn năng hệ thống nhai (SADAM) hoặc hội chứng Costen là một nhóm các rối loạn của khớp thái dương hàm, hệ thống các cơ nhai và các cấu trúc liên quan mà biểu hiện là triệu chứng đau, hạn chế há ngậm miệng và tiếng kêu khớp thái dương hàm. RLTDH ngày càng trở thành một vấn đề được chú ý ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Danh mục: Chuyên đề
Ở giai đoạn không còn chỉ định phẫu thuật, tắc mật do ung thư cần một phương pháp điều trị tạm thời, giúp lưu thông đường mật, giảm các biến chứng do tắc mật gây ra và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Đặt Stent đường mật qua da là một kỹ thuật cao được áp dụng tốt.
Chấn thương mắt chiếm khoảng 3% các cấp cứu CT ở Mỹ (8% các trường hợp CT trẻ em) Theo WHO: CT mắt gây mù 1,6 triệu người, mù đơn hoặc giảm thị lực khoảng 19 triệu người mỗi năm. 97% do vật tù Hay gặp trong đa chấn thương hàm mặt- sọ não Tuổi: chủ yếu thanh thiếu niên (81%)
Giống như các kĩ thuật chụp MRI thông thường,chụp MRI tuyến vú cũng thường xảy ra artifact. Artifact trong MRI vú đôi khi gây nhầm lẫn với các tổn thương hoặc che lấp mất tổn thương vốn có ở tuyến vú – làm giảm độ tin cậy trong chẩn đoán. Dưới đây là các nguyên nhân gây nhiễu ảnh thường gặp trong MRI tuyến vú: 1. Ghost artifacts (Nhiễu ảnh do nhịp thở và chuyển động) 2. Aliasing artifacts (wraparound or phase wrap artifact). 3. Truncation artifacts. 4. Chemical shift artifacts.( Chênh từ hóa học) 5. Metallic artifacts including biosy marker clip artifacts 6. RF transmission artifacts- Zipper artifacts.(Nhiễu ảnh do sóng ngoại lai) 7. Reconstruction artifacts (Tái tạo) 8. Other randomly occurring image artifacts
Hội chứng giãn mạch chảy máu có tính chất di truyền (tên tiếng anh «hereditary hemorrhagic telangiectasia» – HHT) hay hội chứng Rendu Osler Weber lấy tên của ba người có công mô tả bệnh này đầu tiên. Câu truyện về ba bác sĩ ở Pháp, Mĩ, Đức tìm ra bệnh này cũng rất thú vị (nếu bạn nào có thời gian có thể tham khảo TL 1). Trở lại hội chứng trên; nguyên nhân do bất thường về cấu trúc các mạch máu nằm dưới da, niêm mạc và trong một số tạng như phổi, gan, não. Cấu trúc thành mạch bất thường nên dẫn tới tiến triển giãn hoặc thông động tĩnh mạch gây vỡ và chảy máu. Việc chẩn đoán khá đơn giản, chỉ cần tìm đủ các dấu hiệu: di truyền (hereditary), giãn mạch và chảy máu (hemorrhagic telanectasia).
DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG
Kỹ thuật chụp CT ngực thường quy luôn thực hiện khi bệnh nhân hít vào, tuy nhiên trong một số trường hợp tình cờ hay cố ý, bệnh nhân chụp CT ngực ở thì thở ra. Đó là trường hợp bệnh nhân nặng hay trẻ nhỏ không phối hợp, ngoài ra trong một số bệnh lý cần phải chỉ định chụp CT ngực ở thì thở ra mới chẩn đoán được. Chỉ định và giá trị của chụp CT ngực với thì thở ra sẽ được bàn vào dịp khác. Bài viết này giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết một phim chụp ngực ở thì nào để tránh nhầm lẫn trong phiên giải kết quả. Có lẽ nó cũng bổ ích cho các bác sĩ chuyên khoa CĐHA sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp :))
Những triệu chứng liên quan đến nghe và thăng bằng như rối loạn tiền đình, điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nghe kém tiến triển ở người lớn… đôi khi có nguyên nhân từ những bất thường giải phẫu của những cấu trúc rất nhỏ trong trong xương đá. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể “nhìn thấy” được những cấu trúc nhỏ đến dưới 1 mm, nhờ đó rất nhiều triệu chứng về tiền đình và thính lực đã được giải thích. Những dị dạng trên thường gặp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, thậm chí theo một báo cáo gần đây trên tạp chí điện quang Mĩ 10/2014, tỷ lệ gặp dị dạng trong số những trẻ giảm sức nghe là …40% [1]. Để phát hiện được các dị dạng cần kỹ thuật chụp đúng và phải tái tạo để bộc lộ các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ trong tai. Bài viết được chia làm hai phần theo tai giữa và tai trong.
Với những bệnh nhân phình động mạch não thì nút mạch là lựa chọn đầu tiên do tính an toàn và hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu và được áp dụng ở các nước phát triển. Hiện nay với hỗ trợ của các dụng cụ can thiệp thông minh, máy chụp mạch hai bình diện với chế độ 3D dẫn đường khiến cho kỹ thuật nút mạch dễ dàng và ít tai biến hơn. Mặc dù tỷ lệ tai biến nguy hiểm của nút mạch dưới 5% nhưng bác sĩ điện quang can thiệp luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó. Hai tai biến “đáng sợ” gồm chảy máu do rách túi phình và tắc động mạch do huyết khối di trú dưới đây tôi chứng kiến tại một bệnh viện ở Pháp 🙂
Cơ chế nghe, thính giác