Giống như các kĩ thuật chụp MRI thông thường,chụp MRI tuyến vú cũng thường xảy ra artifact. Artifact trong MRI vú đôi khi gây nhầm lẫn với các tổn thương hoặc che lấp mất tổn thương vốn có ở tuyến vú – làm giảm độ tin cậy trong chẩn đoán. Dưới đây là các nguyên nhân gây nhiễu ảnh thường gặp trong MRI tuyến vú: 1. Ghost artifacts (Nhiễu ảnh do nhịp thở và chuyển động) 2. Aliasing artifacts (wraparound or phase wrap artifact). 3. Truncation artifacts. 4. Chemical shift artifacts.( Chênh từ hóa học) 5. Metallic artifacts including biosy marker clip artifacts 6. RF transmission artifacts- Zipper artifacts.(Nhiễu ảnh do sóng ngoại lai) 7. Reconstruction artifacts (Tái tạo) 8. Other randomly occurring image artifacts
Danh mục: Chẩn đoán hình ảnh
DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG
Kỹ thuật chụp CT ngực thường quy luôn thực hiện khi bệnh nhân hít vào, tuy nhiên trong một số trường hợp tình cờ hay cố ý, bệnh nhân chụp CT ngực ở thì thở ra. Đó là trường hợp bệnh nhân nặng hay trẻ nhỏ không phối hợp, ngoài ra trong một số bệnh lý cần phải chỉ định chụp CT ngực ở thì thở ra mới chẩn đoán được. Chỉ định và giá trị của chụp CT ngực với thì thở ra sẽ được bàn vào dịp khác. Bài viết này giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết một phim chụp ngực ở thì nào để tránh nhầm lẫn trong phiên giải kết quả. Có lẽ nó cũng bổ ích cho các bác sĩ chuyên khoa CĐHA sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp :))
Những triệu chứng liên quan đến nghe và thăng bằng như rối loạn tiền đình, điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nghe kém tiến triển ở người lớn… đôi khi có nguyên nhân từ những bất thường giải phẫu của những cấu trúc rất nhỏ trong trong xương đá. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể “nhìn thấy” được những cấu trúc nhỏ đến dưới 1 mm, nhờ đó rất nhiều triệu chứng về tiền đình và thính lực đã được giải thích. Những dị dạng trên thường gặp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, thậm chí theo một báo cáo gần đây trên tạp chí điện quang Mĩ 10/2014, tỷ lệ gặp dị dạng trong số những trẻ giảm sức nghe là …40% [1]. Để phát hiện được các dị dạng cần kỹ thuật chụp đúng và phải tái tạo để bộc lộ các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ trong tai. Bài viết được chia làm hai phần theo tai giữa và tai trong.
Với những bệnh nhân phình động mạch não thì nút mạch là lựa chọn đầu tiên do tính an toàn và hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu và được áp dụng ở các nước phát triển. Hiện nay với hỗ trợ của các dụng cụ can thiệp thông minh, máy chụp mạch hai bình diện với chế độ 3D dẫn đường khiến cho kỹ thuật nút mạch dễ dàng và ít tai biến hơn. Mặc dù tỷ lệ tai biến nguy hiểm của nút mạch dưới 5% nhưng bác sĩ điện quang can thiệp luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó. Hai tai biến “đáng sợ” gồm chảy máu do rách túi phình và tắc động mạch do huyết khối di trú dưới đây tôi chứng kiến tại một bệnh viện ở Pháp 🙂
Cơ chế nghe, thính giác
Xơ gan là giai đoạn cuối của viêm gan mạn tính. Bệnh do virus viêm gan hoặc do nghiện rượu. Cắt lớp vi tính là phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh tốt giúp đánh giá sự thay đổi giải phẫu của gan và các cơ quan khác trong ổ bụng.
The advent of MSCT, particularly with scanners having 64 or more detectors, has continued to improve temporal resolution. With these scanners, the heart and coronary arteries are routinely imaged as a motion-free volume of data. A variety of post processing techniques, including multiplanar reformation (MPR), maximum intensity projection (MIP), volume rendering (VR), curved reformation, and cine imaging, allow noninvasive assessment of every aspect of the cardiovascular system. This capability requires a thorough understanding of essential coronary arterial and cardiac anatomy.
CLVT THOÁT VỊ NỘI TRONG Ổ BỤNG Là sự di chuyển bất thường của các tạng trong ổ bụng (chủ yếu là các quai ruột non) vào các lỗ, ngách bình thường hoặc bất thường trong khoang phúc mạc và mạc treo. Bệnh lý hiếm gặp, chiếm 3,8% trong nguyên nhân gây tắc ruột.Chẩn đoán trước mổ khó khăn do TCLS đa dạng: từ triệu chứng tiêu hóa nhẹ hoặc trung bình cho tới hội chứng tắc ruột cấp tính (CĐ muộn khi có tình trạng thiếu máu)
Rò động mạch màng cứng biểu hiện rất đa dạng do sự nối thông trực tiếp từ động mạch cảnh trong và hoặc cảnh ngoài vào tĩnh mạch màng não cứng (Dural arterioveinous fistular- DAVF). Chiến lược điều trị bệnh này khác với dị dạng thông động tĩnh mạch não (brain arterioveinous malformation- BAVM). Trong nút mạch điều trị BAVM, tĩnh mạch dẫn lưu phải được bảo vệ đến khi nút hết động mạch nuôi thì trong DAVF, tĩnh mạch màng cứng có thể nút tắc ngay khi còn nhiều động mạch nuôi. Chúng tôi giới thiệu một trường hợp nút mạch DAVF phức tạp với chiến lược nút tắc tĩnh mạch dẫn lưu…