Kỹ thuật chụp CT ngực thường quy luôn thực hiện khi bệnh nhân hít vào, tuy nhiên trong một số trường hợp tình cờ hay cố ý, bệnh nhân chụp CT ngực ở thì thở ra. Đó là trường hợp bệnh nhân nặng hay trẻ nhỏ không phối hợp, ngoài ra trong một số bệnh lý cần phải chỉ định chụp CT ngực ở thì thở ra mới chẩn đoán được. Chỉ định và giá trị của chụp CT ngực với thì thở ra sẽ được bàn vào dịp khác. Bài viết này giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết một phim chụp ngực ở thì nào để tránh nhầm lẫn trong phiên giải kết quả. Có lẽ nó cũng bổ ích cho các bác sĩ chuyên khoa CĐHA sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp :))

Hình 1. phim chụp CT ngực khi  bệnh nhân hít vào (inspiration) và thở ra (expiration). Hãy so sánh và xem chi tiết các hình tiếp theo…

ab

Hình 2. a) Khí quản bị méo, đường trung thất trước bị đẩy rộng trong thì thở ra.

b) khoảng cách cột sống – xương ức bị thu hẹp và động mạch chủ ngực bị đẩy xa cột sống trong thì thở ra

Hình 3. trường phổi mất độ “cong”; các nhánh phế quản giảm kích thước, trường phổi mờ (thể hiện bằng tỷ trọng cao hơn) ở thì thở ra

Hình 4. Phổi mờ thấy rõ hơn ở đáy phổi; các nhánh tĩnh mạch phổi to hơn phế quản tương ứng, vòm hoành nhô cao hơn ở thì thở ra

Hình 5. tái tạo 3D để thấy rõ hơn các nhánh mạch phổi giãn ở thì thở ra

Hình 6. các nhánh mạch phổi giãn ở thì thở ra và nhu mô phổi mờ ở  vùng thấp; tránh nhầm lẫn với bệnh lý phổi kẽ. Chú ý hình C2 (thở ra) đã thấy vòm hoàn

Kết luận: Có nhiều dấu hiệu để nhận biết một phim chụp CT ngực ở thì hít vào hay thở ra. Việc nhận ra một phim chụp ở thì thở ra thế nào là bình thường sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết những dấu hiệu bất thường và giá trị của kỹ thuật chụp CT phổi thì thở ra trong một số bệnh lý.

 

DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG

KHOA CĐHA, BV ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI