TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH MỘT SỐ TUYẾN NỘI TIẾT QUA CATHETER ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG HORMON
Lấy máu chọn lọc tĩnh mạch ngoại vi qua catheter nhằm mục đích xác định vị trí của u tuyến nội tiết hoặc cường chức năng tuyến. Phương pháp này được áp dụng khi các phương pháp thăm dò không xâm lấn không thể xác định được vị trí u. Điều này có thể do một số nguyên nhân: kích thước u nhỏ, có sự kết hợp của cường chức năng tuyến kèm theo hoặc có sự tồn tại của tổn thương khác của tuyến (u tuyến không chế tiết). Cơ sở của phương pháp là một ống thông được luồn chọn lọc vào các tĩnh mạch dẫn lưu hormon tuyến nội tiết để lấy máu định lượng hormon, từ đó cho phép khẳng định chính xác tuyến nội tiết nào là nguyên nhân của cường chức năng nội tiết. Mặc dù phương pháp này đã được dùng và thấy đâu đó trong các báo cáo quốc tế nhưng ở Việt Nam chưa thấy trung tâm nào triển khai kỹ thuật này. Một phần vì kỹ thuật này được chỉ định cho một số ít các bệnh lý u thần kinh nội tiết vốn đã không phổ biến, một phần vì các bác sĩ điện quang can thiệp và lâm sàng Nội tiết ít quan tâm nên không biết đến. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây sẽ là một cứu cánh cho các bác sĩ lâm sàng đứng trước bệnh nhân với hội chứng cường tuyến nội tiết rất rõ nhưng không thể xác định được vị trí tổn thương ở đâu mặc dù đã dùng đủ mọi cách! Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi đã triển khai kỹ thuật này trên một số bệnh nhân cường cận giáp nguyên phát phức tạp với kết quả bước đầu khá khả quan. Các tuyến nội tiết có thể áp dụng phương pháp này gồm tuyến thượng thận, tuyến tụy tiết insulin (insulinoma), tuyến yên (trong bệnh lý Cushing), tuyến cận giáp. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày tổng quan về chỉ định, kỹ thuật và phiên giải kết quả của phương pháp định lượng hormon các tuyến nội tiết qua catheter đồng thời so sánh với các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn khác nhằm cung cấp cho các bác sỹ Nội tiết một công cụ góp phần vào chẩn đoán và điều trị bệnh....
HỘI CHỨNG PIERRE ROBIN NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Hội chứng Pierre Robin (SPR) là một chuỗi các dị tật bẩm sinh hiếm gặp, theo các tác giả Mỹ, tỷ lệ gặp khoảng 1:8500 trẻ, tỷ lệ nam: nữ khoảng 1:1. Hội chứng này được Pierre Robin báo cáo lần đầu tiên năm 1926. Bệnh được tác giả định nghĩa là dị tật bẩm sinh, bao gồm bộ ba triệu chứng là cằm nhỏ, lưỡi bị đẩy về phía sau và hở vòm miệng (thường là hở màng mềm phía sau)...
KỸ THUẬT SIÊU ÂM KHỚP GỐI
Rất nhiều bệnh lý khớp gối liên quan đến gân, mạch máu, thần kinh, khớp và các cấu trúc quanh khớp có thể chẩn đoán chính xác bằng siêu âm. Mặt khác kĩ thuật này cũng có những hạn chế nhất là trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dây chằng chéo và sụn chêm do vậy người làm siêu âm khớp cần có hiểu biết về bệnh học để khắc phục các hạn chế này . Siêu âm khớp gối được thực hiện với đầu dò phẳng tần số từ 5- 10Hz....
THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NĂM 2017
Hội thảo quốc tế chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh Việt Úc diễn ra tại trường Đại Học Y Hà Nội từ ngày 30 tháng 06 đến 02 tháng 07 năm 2017 do khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của hãng Siemens Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các giảng viên là các Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ đầu ngành về chẩn đoán hình ảnh vú và sản phụ khoa của đất nước "chuột túi" đã mang đến cho các bác sỹ Việt Nam những bài giảng từ cơ bản đến chuyên sâu và cập nhật các kiến thức mới. Các bài giảng đều được đa số các đồng nghiệp Việt Nam đón nhận hết sức chăm chú và sôi nổi. Các bác sỹ VIệt Nam tham dự chủ yếu đến từ các bệnh viện như: BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV TW quân đội 108, BV sản Trung Ương, BV K Trung ương, BV phụ sản Hà Nội, BV Vinmec,BV các tỉnh phía Bắc, các phòng khám sản phụ khoa khu vực phía bắc và thậm chí còn có các bác sỹ đến từ các tỉnh Đà Nẵng, Huế...Do số lượng người tham dự quá đông so với dự kiến nên hội thảo đã phải chuyển địa điểm từ hội trường bé sang hội trường lớn hơn nhưng vẫn không đủ chỗ ngồi cho mọi người tham dự. Điều này chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục những lần hội thảo tiếp theo. Sau đây xin gửi tới các Bác sỹ đã tham dự và các bác sỹ không có điều kiện tham dự các buổi hội thảo các bài giảng của các giảng viên....