U DÂY THẦN KINH ỐC TAI (SCHWANNOMA DÂY VIII)
Tế bào Schwann tạo nên thành phần chất trắng bọc ngoài dây thần kinh. Có thể gặp u ở tất cả vị trí trong cơ thể nhưng vị trí thường gặp ở dây thần kinh ốc tai (dây VIII). Thời sinh viên đi học tôi được dạy hình ảnh u dây VIII là dấu hiệu "rộng ống tai trong", tuy nhiên hình ảnh này chỉ đúng với những u kích thước rất lớn. Ngày nay người ra đã phát hiện được những u ở mức độ rất nhỏ. Trong một bài gần đây chúng tôi nói về u thần kinh trong mê đạo ốc tai, đây là một loại u hiếm gặp nhưng schwannoma dây VIII là u thường gặp hơn nhiều. Các bác sĩ lâm sàng và CĐHA nếu nghĩ đến sẽ dễ dàng chẩn đoán được bệnh lý này, chỉ cần có kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hợp lý để bộc lộ được tổn thương. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp u dây VIII kích thước nhỏ....
U THẦN KINH MÊ ĐẠO ỐC TAI (SCHWANNOMA)
Bệnh nhân nam, 70 tuổi. Tiền sử khoẻ mạnh, nghe kém ở bên trái 3 tháng sau đó dẫn đến điếc hoàn toàn. Không có tiền sử bệnh lý gì đặc biệt. Không kèm rối loạn tiền đình. Hình ảnh thính lực đồ điếc tiếp nhận gợi ý một tổn thương ở tai trong. Hãy xem phim chụp MRI xương đá......
HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VIÊM MÊ ĐẠO
Mê đạo là một hệ thống các đường ống thông với nhau nằm trong xương đá, hình dạng đúng như cái tên "mê đạo" của nó. Chức năng của hệ thống mê đạo gồm nghe và cảm nhận thăng bằng được thực hiện nhờ hệ thống dịch chứa đựng trong mê đạo. Đường kính ống xương mê đạo chỉ khoảng 1 mm nhưng khi viêm sẽ gây triệu chứng rất rầm rộ gồm điếc, ù tai và rối loạn tiền đình kèm theo nôn mửa. Để phát hiện tổn thương trên hình ảnh cộng hưởng từ cần phải có kỹ thuật chụp riêng và tìm những dấu hiệu nhỏ nhất....
BỆNH NHÂN RỐI LOẠN VẬN NHÃN CỦA MỘT BÁC SĨ CHUYÊN KHOA MẮT
Chúng tôi đã đưa ca lâm sàng này lên face book của Khoa vài ngày trước và nhận được một số phản hồi của các đồng nghiệp. Mời các bạn xem chi tiết dưới đây coi như phần trả lời của chúng tôi. Chỉ dựa vào một vài hình ảnh để chẩn đoán cho bệnh nhân là rất khó, tuy nhiên chúng tôi chỉ có thể đưa lên những hình ảnh điển hình nhất. Cảm ơn sự tham gia của các bạn! Bệnh nhân nam, 42 tuổi, tiền sử chấn thương sọ não 1 năm. Khoảng 6 tháng gần đây xuất hiện triệu chứng mắt phải không liếc lên trên được. Thị lực bình thường......