Tác giả: tamviettech

CÁCH NHẬN BIẾT MỘT PHIM CHỤP CT PHỔI Ở THÌ HÍT VÀO HAY THỞ RA
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT PHIM CHỤP CT PHỔI Ở THÌ HÍT VÀO HAY THỞ RA

Kỹ thuật chụp CT ngực thường quy luôn thực hiện khi bệnh nhân hít vào, tuy nhiên trong một số trường hợp tình cờ hay cố ý, bệnh nhân chụp CT ngực ở thì thở ra. Đó là trường hợp bệnh nhân nặng hay trẻ nhỏ không phối hợp, ngoài ra trong một số bệnh lý cần phải chỉ định chụp CT ngực ở thì thở ra mới chẩn đoán được. Chỉ định và giá trị của chụp CT ngực với thì thở ra sẽ được bàn vào dịp khác. Bài viết này giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết một phim chụp ngực ở thì nào để tránh nhầm lẫn trong phiên giải kết quả. Có lẽ nó cũng bổ ích cho các bác sĩ chuyên khoa CĐHA sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp :))

PHÂN ĐỘ BIRADS TRONG MRI TUYẾN VÚ
PHÂN ĐỘ BIRADS TRONG MRI TUYẾN VÚ

Cộng hưởng từ tuyến vú ngày càng được áp dụng tại các bệnh viện có chuyên khoa ung thư. Đặc biệt được chỉ định đối với bệnh nhân có gen BRCA1, BRCA2, hoặc những bệnh nhân không phát hiện được trên phim chụp XQ tuyến vú và siêu âm đơn thuần, hoặc để đánh giá giai đoạn và mức độ xâm lấn các cấu trúc lân cận. Phân loại BIRADS đã được áp dụng đối với siêu âm và XQ tuyến vú đã được áp dụng rất phổ biến. Tuy nhiên trên MRI tuyến vú còn hạn chế. Chúng tôi xin giới thiệu thang điểm Kaiser Score trong MRI tuyến vú (với sự tổng hợp và trình bày của BS. Đoàn Tiến Lưu). Hi vọng qua bài giảng này giúp quý đồng nghiệp có thể hiểu và áp dụng trong thực tế lâm sàng. Từ đó đưa ra thái độ xử trí thích hợp.

THÔNG BÁO VỀ THAY ĐỔI THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM CÁC BUỔI SINH HOẠT KHOA HỌC HÀNG TUẦN CỦA CÁC BÁC SỸ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
THÔNG BÁO VỀ THAY ĐỔI THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM CÁC BUỔI SINH HOẠT KHOA HỌC HÀNG TUẦN CỦA CÁC BÁC SỸ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Đại Học Y xin được thông báo tới các học viên và quý đồng nghiệp! Các buổi sinh hoạt khoa học của các Bác sĩ trong khoa sẽ được chuyển từ buổi chiều thứ tư hàng tuần sang buổi trưa (từ 12h30 đến 13h30) các ngày thứ 6 hàng tuần tại hội trường tầng 3-giao ban BV Đại Học Y Hà Nội. Chủ đề buổi Staff tuần này thứ 6 ngày 09/02/2018 (tức ngày 24 tháng chạp – tuần làm việc cuối cùng của năm nay) là: “Vai trò của cộng hưởng từ trong vô sinh nam” do TS. BS. Hoàng Đình Âu trình bày. Xin thông báo để quý vị đồng nghiệp đặc biệt là các BS chuyên khoa Nam học tham dự và cùng tham gia thảo luận! Xin chân thành cám ơn!

HƯỚNG DẪN TÁI TẠO VÀ ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH XƯƠNG THÁI DƯƠNG (Phần 1)
HƯỚNG DẪN TÁI TẠO VÀ ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH XƯƠNG THÁI DƯƠNG (Phần 1)

Những triệu chứng liên quan đến nghe và thăng bằng như rối loạn tiền đình, điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nghe kém tiến triển ở người lớn… đôi khi có nguyên nhân từ những bất thường giải phẫu của những cấu trúc rất nhỏ trong trong xương đá. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể “nhìn thấy” được những cấu trúc nhỏ đến dưới 1 mm, nhờ đó rất nhiều triệu chứng về tiền đình và thính lực đã được giải thích. Những dị dạng trên thường gặp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, thậm chí theo một báo cáo gần đây trên tạp chí điện quang Mĩ 10/2014, tỷ lệ gặp dị dạng trong số những trẻ giảm sức nghe là …40% [1]. Để phát hiện được các dị dạng cần kỹ thuật chụp đúng và phải tái tạo để bộc lộ các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ trong tai. Bài viết được chia làm hai phần theo tai giữa và tai trong.

CA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃOCA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
CA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃOCA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO

Với những bệnh nhân phình động mạch não thì nút mạch là lựa chọn đầu tiên do tính an toàn và hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu và được áp dụng ở các nước phát triển. Hiện nay với hỗ trợ của các dụng cụ can thiệp thông minh, máy chụp mạch hai bình diện với chế độ 3D dẫn đường khiến cho kỹ thuật nút mạch dễ dàng và ít tai biến hơn. Mặc dù tỷ lệ tai biến nguy hiểm của nút mạch dưới 5% nhưng bác sĩ điện quang can thiệp luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó. Hai tai biến “đáng sợ” gồm chảy máu do rách túi phình và tắc động mạch do huyết khối di trú dưới đây tôi chứng kiến tại một bệnh viện ở Pháp 🙂

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI TUYẾN DỤNG BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NĂM 2018
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI TUYẾN DỤNG BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NĂM 2018

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NĂM 2018: Bệnh viện ung bướu Hà Nội cần tuyển Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh. Cụ thể như sau: Số lượng: 02; Yêu cầu: nam giới, khỏe mạnh, tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016 trở lại đây. Ưu tiên các Bác sỹ đã có chứng chỉ chuyên khoa định hướng chẩn đoán hình ảnh, có tư chất thông minh. Thời gian nộp hồ sơ và chi tiết xin liên hệ: BS Hướng – Trưởng khoa CĐHA bệnh viện ung bướu Hà Nội (SĐT: 0912494732).

CA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO
CA LÂM SÀNG: TAI BIẾN NÚT PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO

Với những bệnh nhân phình động mạch não thì nút mạch là lựa chọn đầu tiên do tính an toàn và hiệu quả cao. Điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu và được áp dụng ở các nước phát triển. Hiện nay với hỗ trợ của các dụng cụ can thiệp thông minh, máy chụp mạch hai bình diện với chế độ 3D dẫn đường khiến cho kỹ thuật nút mạch dễ dàng và ít tai biến hơn. Mặc dù tỷ lệ tai biến nguy hiểm của nút mạch dưới 5% nhưng bác sĩ điện quang can thiệp luôn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để ứng phó. Hai tai biến “đáng sợ” gồm chảy máu do rách túi phình và tắc động mạch do huyết khối di trú dưới đây tôi chứng kiến tại một bệnh viện ở Pháp 🙂

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐÀO TẠO Y TẾ LIÊN TỤC

Căn cứ thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 của Bộ Y Tế về hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế. Căn cứ Quy định hoạt động đào tạo y tế liên tuc của Trường Đại Học Y Hà Nội ban hành theo quyết định số 2800/QĐ-DHYHN ngày 28/07/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại Học Y Hà Nội. Trường Đại Học Y Hà Nội thông báo tuyển sinh các lớp CME về chẩn đoán hình ảnh năm 2018.