ARTIFACT TRONG CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TUYẾN VÚ
Giống như các kĩ thuật chụp MRI thông thường,chụp MRI tuyến vú cũng thường xảy ra artifact. Artifact trong MRI vú đôi khi gây nhầm lẫn với các tổn thương hoặc che lấp mất tổn thương vốn có ở tuyến vú - làm giảm độ tin cậy trong chẩn đoán. Dưới đây là các nguyên nhân gây nhiễu ảnh thường gặp trong MRI tuyến vú: 1. Ghost artifacts (Nhiễu ảnh do nhịp thở và chuyển động) 2. Aliasing artifacts (wraparound or phase wrap artifact). 3. Truncation artifacts. 4. Chemical shift artifacts.( Chênh từ hóa học) 5. Metallic artifacts including biosy marker clip artifacts 6. RF transmission artifacts- Zipper artifacts.(Nhiễu ảnh do sóng ngoại lai) 7. Reconstruction artifacts (Tái tạo) 8. Other randomly occurring image artifacts...
HỘI CHỨNG RENDU – OSLER – WEBER
Hội chứng giãn mạch chảy máu có tính chất di truyền (tên tiếng anh «hereditary hemorrhagic telangiectasia» - HHT) hay hội chứng Rendu Osler Weber lấy tên của ba người có công mô tả bệnh này đầu tiên. Câu truyện về ba bác sĩ ở Pháp, Mĩ, Đức tìm ra bệnh này cũng rất thú vị (nếu bạn nào có thời gian có thể tham khảo TL 1). Trở lại hội chứng trên; nguyên nhân do bất thường về cấu trúc các mạch máu nằm dưới da, niêm mạc và trong một số tạng như phổi, gan, não. Cấu trúc thành mạch bất thường nên dẫn tới tiến triển giãn hoặc thông động tĩnh mạch gây vỡ và chảy máu. Việc chẩn đoán khá đơn giản, chỉ cần tìm đủ các dấu hiệu: di truyền (hereditary), giãn mạch và chảy máu (hemorrhagic telanectasia)....
CÁCH NHẬN BIẾT MỘT PHIM CHỤP CT PHỔI Ở THÌ HÍT VÀO HAY THỞ RA
Kỹ thuật chụp CT ngực thường quy luôn thực hiện khi bệnh nhân hít vào, tuy nhiên trong một số trường hợp tình cờ hay cố ý, bệnh nhân chụp CT ngực ở thì thở ra. Đó là trường hợp bệnh nhân nặng hay trẻ nhỏ không phối hợp, ngoài ra trong một số bệnh lý cần phải chỉ định chụp CT ngực ở thì thở ra mới chẩn đoán được. Chỉ định và giá trị của chụp CT ngực với thì thở ra sẽ được bàn vào dịp khác. Bài viết này giúp các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận biết một phim chụp ngực ở thì nào để tránh nhầm lẫn trong phiên giải kết quả. Có lẽ nó cũng bổ ích cho các bác sĩ chuyên khoa CĐHA sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp :))...
HƯỚNG DẪN TÁI TẠO VÀ ĐO ĐẠC CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG TRONG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH XƯƠNG THÁI DƯƠNG (Phần 1)
Những triệu chứng liên quan đến nghe và thăng bằng như rối loạn tiền đình, điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nghe kém tiến triển ở người lớn... đôi khi có nguyên nhân từ những bất thường giải phẫu của những cấu trúc rất nhỏ trong trong xương đá. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể "nhìn thấy" được những cấu trúc nhỏ đến dưới 1 mm, nhờ đó rất nhiều triệu chứng về tiền đình và thính lực đã được giải thích. Những dị dạng trên thường gặp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, thậm chí theo một báo cáo gần đây trên tạp chí điện quang Mĩ 10/2014, tỷ lệ gặp dị dạng trong số những trẻ giảm sức nghe là ...40% [1]. Để phát hiện được các dị dạng cần kỹ thuật chụp đúng và phải tái tạo để bộc lộ các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ trong tai. Bài viết được chia làm hai phần theo tai giữa và tai trong....