TÁN SỎI MẬT QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trong năm vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiến hành can thiệp tán sỏi mật qua da cho hơn 30 bệnh nhân. Đây là phương pháp điều trị can thiệp tối thiểu có tính an toàn và hiệu quả cao, do ít xâm phạm, thời gian hồi phục nhanh do không cần phẫu thuật và gây mê. Trung bình, bệnh nhân được ra viện trong vòng 7 ngày. Trong thời gian nằm viện, các bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường nên khâu chăm sóc khá đơn giản....
CA LÂM SÀNG: CẮT LỚP VI TÍNH CHẨN ĐOÁN XƠ GAN
Xơ gan là giai đoạn cuối của viêm gan mạn tính. Bệnh do virus viêm gan hoặc do nghiện rượu. Cắt lớp vi tính là phương pháp thăm khám chẩn đoán hình ảnh tốt giúp đánh giá sự thay đổi giải phẫu của gan và các cơ quan khác trong ổ bụng....
CLVT THOÁT VỊ NỘI TRONG Ổ BỤNG
CLVT THOÁT VỊ NỘI TRONG Ổ BỤNG Là sự di chuyển bất thường của các tạng trong ổ bụng (chủ yếu là các quai ruột non) vào các lỗ, ngách bình thường hoặc bất thường trong khoang phúc mạc và mạc treo. Bệnh lý hiếm gặp, chiếm 3,8% trong nguyên nhân gây tắc ruột.Chẩn đoán trước mổ khó khăn do TCLS đa dạng: từ triệu chứng tiêu hóa nhẹ hoặc trung bình cho tới hội chứng tắc ruột cấp tính (CĐ muộn khi có tình trạng thiếu máu)...
BỆNH VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG
Bệnh đa túi thừa đại tràng: Đại tràng xuất hiện nhiều túi thừa nhỏ do tuyến chế nhày của đại tràng nằm sâu trong thành, kích thước khoảng 10mm, không có triệu chứng lâm sàng, thường khu trú ở đại tràng sigma, manh tràng. Khi một trong các túi thừa viêm, được gọi là bệnh Viêm túi thừa đại tràng. Bệnh thường gặp ở người già, tuy nhiên có khoảng 20% bệnh nhân dưới 50 tuổi. Viêm túi thừa đại tràng thường diễn biến theo đợt, có thể tái phát nhiều lần....
CÁC HỘI CHỨNG CHÈN ÉP MẠCH MÁU TRONG Ổ BỤNG VÀ TIỂU KHUNG
Một số mạch máu trong ổ bụng và tiểu khung có thể bị chèn ép bởi các cấu trúc giải phẫu lân cận hoặc có thể chèn ép các tạng rỗng tiếp giáp với chúng như: sự chèn ép của đoạn đầu ĐM thân tạng vào D3 tá tràng, ĐM chậu gốc phải vào TM chậu chung trái,… Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh lý chèn ép mạch máu có thể không đặc hiệu, mơ hồ và ít người biết đến dẫn đến chậm trễ trong việc chẩn đoán hoặc chẩn đoán không chính xác. MSCT là phương pháp hay được sử dụng cho chẩn đoán HC chèn ép mạch máu vì chúng có thể chụp nhanh, có thể tái tạo nhiều hướng, có độ chính xác cao....