Bất thường hệ xương là bất thường bẩm sinh hay gặp với tần suất 1/500 trẻ sinh ra và được chia làm ba nhóm: 1-Phối hợp với các bất thường NST hoặc các hội chứng. 2-Bất thường hệ xương đơn thuần, các biến dạng do không phát triển hoặc đứt đoạn trên một cấu trúc xương bình thường trước đó như hội chứng dải sợi ối. 3-Bất thường do rối loạn cấu tạo xương – loạn sản xương. Siêu âm thường dễ bỏ xót nếu thăm khám không cẩn thận đặc biệt ở các quý III của thai kỳ. Tuần thai siêu âm tốt nhất đánh giá hệ xương là 18-20 tuần.
Tác giả: tamviettech
Chẩn đoán hình ảnh vú, một vài sự khác biệt giữa Pháp và Việt Nam dưới quan điểm của các chuyên gia. Từ ngày 24 đến ngày 27/10/2016 khoa chẩn đoán hình ảnh BV Đại học Y Hà Nội có mời chuyên gia người Pháp BS. Carole Ingues Montigny chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh hiện đang công tác tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh D’Agatha et Delplace, Cabunet D’Imagerie Des Grands Lacs hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tuyến vú (chẩn đoán, sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm, XQ vú, CT, MRI). Trong thời gian làm việc tại khoa Chẩn đoán hình ảnh BV Đại Học Y Hà Nội, chuyên gia đã trực tiếp tham gia công tác khám lâm sàng, siêu âm, đọc XQ vú và sinh thiết cho một số bệnh nhân cùng với các Bác sỹ của khoa. Đồng thời chuyên gia Pháp còn có 02 buổi giảng lý thuyết vào các buổi chiều ngày 24 và 27 tháng 10 năm 2016 về bệnh lý tuyến vú
Sau một thời gian dài trải qua bao nhiêu trắc trở cùng với sự làm việc tích cực của Ban vận động thành lập Chi Hội Siêu âm Việt nam, vào chiều ngày 18/08/2016 dưới sự đồng ý và chứng kiến của ông chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam cũng như ban thường vụ Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam, Chi Hội Siêu Âm Việt Nam được chính thức thành lập và hoạt động trực thuộc hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam.
Các thuật ngữ: Thai nhỏ so với tuổi = Small for gestational age (SGA) Thai chậm phát triển = Fetal growth restriction (FGR), intrauterin growth restriction (IUGR). Khái niệm: Thai nhỏ so với tuổi + khỏe mạnh ≠ thai chậm phát triển. Thai nhỏ bệnh lý = thai chậm phát triển. Định nghĩa: Trọng lượng thai nhỏ hơn 10 bách phân vị (Estimated fetal weight (EFW) < 10th percentile for gestational age (GA)). Nguy cơ thai lưu, tử vong và mắc bệnh sơ sinh cao.
Thông báo tuyển dụng bác sỹ chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Việt Nam – Cu Ba và Bệnh viện châm cứu trung ương.
Ths. Bs Nguyễn Ngọc Cương
Đăng ký tham dự và gửi báo cáo Hội nghị Điện quang và Y học hạt nhân toàn quốc lần thứ 16 ngày 23, 24 tháng 8 năm 2014 tại Thành phố Vũng Tàu (Thông báo số 2)
Dị dạng động tĩnh mạch não là một búi mạch máu bất thường nối thông giữa động mạch và tĩnh mạch não. Động mạch mang máu giàu oxy từ tim lên nuôi não. Sau khi não lấy oxy, tĩnh mạch đưa máu nghèo oxy về tim để lên phổi lấy oxy. Dị dạng động tĩnh mạch não làm gián đoạn chu trình bình thường trên. Dị dạng động tĩnh mạch có thể xuất hiện ở mọi nơi trong cơ thể nhưng thường xảy ra nhất ở não và tuỷ sống. Nguyên nhân của dị dạng động tĩnh mạch không rõ. Đa số dị dạng động tĩnh mạch có ngay từ khi sinh ra nhưng có một số xuất hiện trong đời sống sau sinh. Dị dạng động tĩnh mạch không di truyền. Người bị dị dạng động tĩnh mạch não có biểu hiện triệu chứng như đau đầu, động kinh, chảy máu não. Một số ít người không biểu hiện triệu chứng mà bệnh được phát hiện tình cờ khi đi chụp chiếu. Khi đã phát hiện bệnh, việc điều trị nhằm mục đích dự phòng vỡ chảy máu và giảm các triệu chứng thần kinh.
1. Khái niệm: Loạn năng khớp thái dương hàm (Temporomandibular dysfuntion) là một nhóm các tính trạng gây đau, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm và các cơ kiểm soát vận động của hàm. – Loạn năng khớp thái dương hàm là một bệnh lý phức tạp kết hợp của nhiều hội chứng: + Hội chứng loạn năng đau cân cơ (Myofascial pain dysfuntion symdrome) + Hội chứng rối loạn nội khớp (Internal derangemant) +Loạn năng khớp cắn (occlusal dysfuntion) 2. Dịch tễ: Bệnh hay gặp ở độ tuổi 20-40 tuổi. Tỉ lệ ở phụ nữ gặp nhiều hơn là nam giới (F/M:8/1) 3. Nguyên nhân: Rối loạn khớp cắn, chấn thương, thói quen siết chặt răng, stress, bất thường cấu trúc khớp, bất thường hình dạng đĩa khớp, bệnh lý toàn thân (viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp).
ập thể bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội là tập hợp các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh gồm: siêu âm, X-Q, CLVT, MRI, can thiệp mạch. Các bác sỹ 100% đều tốt nghiệm sau đại học (bác sỹ nội trú, cao học, nghiên cứu sinh) tại trường Đại Học Y Hà Nội và đại đa số đã tu nghiệp tại nước ngoài như: Pháp, Úc, Hàn Quốc, Thụy sỹ… Với đội ngũ lên tới gần 20 bác sỹ nên khoa CĐHA bệnh viện Đại học Y Hà Nội tham gia khám chữa bệnh cho tới 2000 lượt bệnh nhân mỗi ngày tại bệnh viện. Đồng thời giảng dạy cho nhiều đối tượng học viên: Cao học, BSCK II, BSCK I, BS ĐHCK,…với sự chuyên khoa hóa cao như: CĐHA can thiệp, CĐHA thần kinh, gan mật, thận tiết niệu, cơ xương khớp… Tất cả các kĩ thuật hiện đại nhất trong chuyên ngành đều được triển khai tại bệnh viện như: Can thiệp mạch não (nút túi phình, dị dạng mạch,…), can thiệp mạch tạng (nút u gan, u TLT, tử cung,…), điều trị suy tĩnh mạch, lấy sỏi mật qua da, tán sỏi thận qua da,… Dưới đây là danh sách các bác sỹ khoa CĐHA bệnh viện Đại học Y Hà Nội