THÔNG BÁO VỀ KHOÁ HỌC SIÊU ÂM THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NÔI
THÔNG BÁO VỀ KHOÁ HỌC SIÊU ÂM THAI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NÔI Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức các buổi giảng cập nhật kiến thức về siêu âm thai, phát hiện các bất thường thai và phần phụ thai ở các giai đoạn phát triển. Các bài giảng được thực hiện bởi bác sĩ Đoàn Tiến Lưu, bác sĩ chuyên sâu về siêu âm thai tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thời gian: từ 16h30 - 18h, các ngày 13, 15 và 17 tháng 11 năm 2017. Địa điểm: Hộ trường 301, nhà A7, trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội- trường đại học Y Hà Nội Đối tượng: các bác sĩ trẻ quan tâm, các bác sĩ học viên các lớp chính quy về chẩn đoán hình ảnh của trường đại học y Hà Nội. Vào cửa tự do. Trân trọng thông báo...
TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẤY MÁU TĨNH MẠCH MỘT SỐ TUYẾN NỘI TIẾT QUA CATHETER ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG HORMON
Lấy máu chọn lọc tĩnh mạch ngoại vi qua catheter nhằm mục đích xác định vị trí của u tuyến nội tiết hoặc cường chức năng tuyến. Phương pháp này được áp dụng khi các phương pháp thăm dò không xâm lấn không thể xác định được vị trí u. Điều này có thể do một số nguyên nhân: kích thước u nhỏ, có sự kết hợp của cường chức năng tuyến kèm theo hoặc có sự tồn tại của tổn thương khác của tuyến (u tuyến không chế tiết). Cơ sở của phương pháp là một ống thông được luồn chọn lọc vào các tĩnh mạch dẫn lưu hormon tuyến nội tiết để lấy máu định lượng hormon, từ đó cho phép khẳng định chính xác tuyến nội tiết nào là nguyên nhân của cường chức năng nội tiết. Mặc dù phương pháp này đã được dùng và thấy đâu đó trong các báo cáo quốc tế nhưng ở Việt Nam chưa thấy trung tâm nào triển khai kỹ thuật này. Một phần vì kỹ thuật này được chỉ định cho một số ít các bệnh lý u thần kinh nội tiết vốn đã không phổ biến, một phần vì các bác sĩ điện quang can thiệp và lâm sàng Nội tiết ít quan tâm nên không biết đến. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây sẽ là một cứu cánh cho các bác sĩ lâm sàng đứng trước bệnh nhân với hội chứng cường tuyến nội tiết rất rõ nhưng không thể xác định được vị trí tổn thương ở đâu mặc dù đã dùng đủ mọi cách! Tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng tôi đã triển khai kỹ thuật này trên một số bệnh nhân cường cận giáp nguyên phát phức tạp với kết quả bước đầu khá khả quan. Các tuyến nội tiết có thể áp dụng phương pháp này gồm tuyến thượng thận, tuyến tụy tiết insulin (insulinoma), tuyến yên (trong bệnh lý Cushing), tuyến cận giáp. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày tổng quan về chỉ định, kỹ thuật và phiên giải kết quả của phương pháp định lượng hormon các tuyến nội tiết qua catheter đồng thời so sánh với các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn khác nhằm cung cấp cho các bác sỹ Nội tiết một công cụ góp phần vào chẩn đoán và điều trị bệnh....
HỘI CHỨNG PIERRE ROBIN NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP
Hội chứng Pierre Robin (SPR) là một chuỗi các dị tật bẩm sinh hiếm gặp, theo các tác giả Mỹ, tỷ lệ gặp khoảng 1:8500 trẻ, tỷ lệ nam: nữ khoảng 1:1. Hội chứng này được Pierre Robin báo cáo lần đầu tiên năm 1926. Bệnh được tác giả định nghĩa là dị tật bẩm sinh, bao gồm bộ ba triệu chứng là cằm nhỏ, lưỡi bị đẩy về phía sau và hở vòm miệng (thường là hở màng mềm phía sau)...