Bệnh nhân nam, 22 tuổi. Xuất hiện liệt mặt bên trái sau chấn thương sọ não 2 tuần. Phim chụp CT xương đá không phát hiện đường vỡ xương đi qua dây VII.

Hình 1. Lát cắt coronal qua xương đá trái: Hình ảnh bất thường đoạn hòm nhĩ của dây VII: không đi dưới ống bán khuyên mà nằm hoàn toàn ở dưới, ngoài vỏ xương ống bán khuyên bên và chạm vào xương bàn đạp. Chẩn đoán: dây VII bất thường vị trí nằm sát về phía cửa sổ bầu dục và nằm thấp bên dưới ống bán khuyên bên, không có vỏ xương bao bọc.

Hình 2. Hãy so sánh với hình chụp CT của người bình thường: đoạn nhĩ của dây VII đi dưới ống bán                                       khuyên bên theo chiều ngang, không che vào cửa sổ bầu dục

BÀN LUẬN

– Trong các dị dạng của dây VII thì “không có vỏ xương đoạn hòm nhĩ của dây VII” là bất thường hay gặp nhất.

– Thường không có triệu chứng nhưng bệnh nhân rất dễ bị liệt mặt nếu có viêm tai giữa, phẫu thuật tai giữa, sau chấn thương…

– Đường đi của dây VII: dây VII là dây hỗn hợp vận động và cảm giác với đường đi khá phức tạp có nhiều cách phân chia đường đi. Cách phân chia “giải phẫu” nhất gồm 6 đoạn:

1. Đoạn trong sọ (trong bể dịch não tủy)

2. Đoạn đi vào ống tai trong (xuyên qua màng não vào tai trong- dài ~ 8 mm)

3. Đoạn mê đạo: tận cùng ống tai trong đến hạch gối (3-4 mm): tách ra 3 nhánh

4. Đoạn hòm nhĩ (từ hạch gối đến hang chũm) dài 8-11 mm, không chia nhánh.

5. Đoạn chũm: Từ hang chũm đến lỗ châm chũm, 8 – 14 mm tách 3 nhánh

6. Đoạn ngoài xương thái dương 15 – 20 mm tách 9 nhánh bên

– Tất cả các đoạn của dây VII đều thấy được trên MRI với các xung thường quy: T1, T2 thường; T2 phân giải cao (ciss, fiesta), T1 sau tiêm cản quang… với độ dày lát cắt từ 3 mm trở xuống.

 

DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG