Tham khảo báo mạng:

Con trật khớp háng, nhiều bố mẹ không biết

Trật khớp háng phát hiện muộn

Kỹ thuật siêu âm khớp háng sơ sinh 

Trật khớp háng bẩm sinh là gì?

Trật khớp háng bẩm sinh với tên gọi khác là loạn sản khớp háng (hip dysplasia) hay loạn sản khớp háng tiến triển (developement dysplasia of the hip – DDH). Thực ra tên gọi sau hợp lý hơn vì đây là một bất thường trật khớp háng từ khi trẻ mới sinh và tiến triển nặng dần theo suốt cuộc đời. Bản chất của bệnh là do chỏm xương đùi và ổ cối không nằm đúng vị trí bình thường ngay từ khi trẻ sinh ra. Sự trật khớp háng này có thể rất nhẹ mà những thăm khám bình thường không thể phát hiện ra. Bởi vì khớp háng của con người sinh ra yêu cầu phải “hoàn hảo” vì đây là khớp có biên độ vận động và chịu lực nhiều nhất trong các khớp của cơ thể. Do đó, cùng với thời gian, sự trật khớp rất nhỏ ở trẻ sơ sinh sẽ tiến triển thành thoái hoá khớp ở tuổi thiếu niên và ảnh hưởng suốt đời trẻ sau này.

Nguyên nhân của loạn sản khớp háng là gì?

Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Do sự bất thường bẩm sinh trong bụng mẹ.

Do sự sang chấn trong quá trình sinh nở hoặc để trẻ nằm ở tư thế dễ tổn thương khớp háng. 

 

Tại sao phải phát hiện sớm?

Bệnh nếu được phát hiện và điều trị trong vòng 1 tháng đầu tiên sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng gì. Ngược lại, nếu điều trị muộn sau 2 tuổi sẽ là một “thảm hoạ” vì không thể điều trị khỏi được bệnh mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển thành thoái hoá khớp và thường kéo theo nhiều vấn đề: vẹo cột sống, lệch khung chậu, đi khập khiễng suốt đời, phụ nữ mang thai có khung chậu lệch thường gặp rất nhiều phiền toái khi mang thai và sinh nở…

Các phương pháp chẩn đoán?

Quan sát: ngoài những trường hợp có triệu chứng thấy rõ như trẻ không dạng tối đa được bên khớp trật hoặc chân bên bệnh hơi ngắn hơn bên đối diện khi trẻ nằm duỗi chân… Đa số trường hợp trẻ sinh ra không có triệu chứng, trẻ không đau, không hạn chế cử động…

Siêu âm: đặc biệt có giá trị trong vòng 1 tháng đầu tiên. Thậm chí ở các nước phát triển, tất cả trẻ sinh ra trong vòng tháng đầu tiên đều được siêu âm khớp háng để phát hiện sớm bệnh.

X quang: khi mà các sụn đã cốt hoá một phần, không thể thấy được trên siêu âm thì chỉ có thể phát hiện bệnh bằng x quang khớp háng. Tuy nhiên như đã nói trên, phát hiện được ở tuổi này thường là muộn và phải can thiệp phẫu thuật để làm chậm quá trình tiến triển bệnh.

Tỷ lệ gặp của bệnh?

Chúng tôi không tìm được nghiên cứu nào về tỷ lệ trật khớp háng bẩm sinh ở nước ta còn theo một số nghiên cứu ở châu Âu và Mĩ thì tỷ lệ dao động từ 2,5- 6% trẻ trong đó nữ/nam=5/1 và trật bên trái hay gặp hơn bên phải.

Một ca siêu âm khớp háng thực hiện bởi … tác giả 🙂

 

                                                                                                                           DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG