ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH BẰNG SÓNG CAO TẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI 

Tuyến giáp là tuyến nằm ở vùng cổ, vắt ngang qua khí quản và có chức năng nội tiết quan trọng đối với cơ thể. U tuyến giáp lành tính là bệnh lý thường gặp, theo các nghiên cứu của nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh trong dân cư lên tới khoảng 5,9% và tỷ lệ nữ/nam khoảng 13/1.

U lành tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như:

–       Khối lồi vùng cổ gây mất thẩm mỹ

–       Vướng khi nuốt

–       Ho

–       Đau

–       Khó thở

Điều trị u tuyến giáp có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp Đốt sóng cao tần có nhiều ưu điểm:

  • Không đau
  • Không để lại sẹo vùng cổ
  • Tránh tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược (dẫn tới khản tiếng)
  • Không gây suy giáp
  • Hồi phục nhanh và có thể ra viện trong ngày sau điều trị

 

 

Hình ảnh khối vùng cổ phải trước và sau khi điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần

Phương pháp đốt sóng cao tần là phương pháp điều trị mới nhất hiện nay, được chỉ định cho các khối dạng đặc hoặc hỗn hợp của tuyến giáp gây triệu chứng và được xác định là lành tính dựa vào 2 tiêu chuẩn:

–       Phân loại trên siêu âm khối TiRADs 3,4a.

–       Chọc hút kim nhỏ 2 lần cho kết quả âm tính với ung thư.

Đốt sóng cao tần u tuyến giáp là một kỹ thuật khá đơn giản, quá trình thực hiện kéo dài khoảng 60 phút với các bước:

  • Gây tê tại chỗ
  • Đưa kim đốt sóng cao tần vào trong khối u
  • Phát sóng cao tần từng điểm tới khi bao phủ hoàn toàn u
  • Kết thúc thủ thuật và theo dõi

 

Hình ảnh đốt u tuyến giáp dưới siêu âm

Hình ảnh khối u giảm kích thước trước và sau điều trị

Bệnh nhân sau đốt sóng cao tần được theo dõi khoảng 2 tiếng và có thể xuất viện, sinh hoạt bình thường. Khám và kiểm tra lại sau 1 tuần và theo lịch hẹn của bác sĩ.

Thông thường, khối sẽ giảm khoảng 50% kích thước sau 1 -3 tháng và giảm khoảng 70-90% kích thước sau 6 tháng đến 1 năm mà không có biểu hiện gì đặc biệt.

Để theo dõi sau khi điều trị, các bác sĩ dựa vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm hoocmon tuyến giáp  và siêu âm vùng cổ.

Trường hợp khối tái phát hoặc phát triển khối mới sau can thiệp hoặc phẫu thuật, bệnh nhân có thể lặp lại kỹ thuật này để điều trị, giảm thiểu biến chứng suy giáp vì bảo tồn được hoàn toàn nhu mô giáp lành.

Ths. Bs Nguyễn Thái Bình

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

0988508598