Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính vùng thanh quản và hạ họng
KTV. Nguyễn Quang Trung – khoa chẩn đoán hình ảnh BV ĐH Y Hà Nội
Bệnh ung thư thanh quản là gì?
Ung thư thanh quản là một căn bệnh thường gặp ở vùng đầu và cổ, các tế bào khối u sẽ hình thành trong mô thanh quản có thể là trong thanh quản, thanh môn, vùng trên thanh môn hoặc dưới thanh môn.
Cấu tạo của thanh quản gồm 3 phần là thượng thanh, thanh môn và hạ thanh môn, theo đúng cấu trúc của cơ quan này, khối u khi xuất hiện ở bất kì phần nào cũng được xác định là ung thư thanh quản.
Đàn ông chiếm tỷ lệ mắc bệnh này khá cao và thường gặp ở những người trên độ tuổi 40. Đây được xem là một trong những căn bệnh ung thư hay gặp phải ở Việt Nam, bệnh thuộc vào top 4 các căn bệnh ung thư vùng tai mũi họng gồm ung thư họng, ung thư mũi xoang và ung thư hạ họng. Theo số liệu thống kê của thế giới ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% trong tổng số các loại ung thư thường gặp.
Nguyên nhân gây ung thư thanh quản
Cho đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên ung thư thanh quản. Các bác sĩ chỉ đưa ra những yếu tố liên quan tạo điều kiện cho căn bệnh hình thành và phát triển, có thể kể đến như:
Thuốc lá: Những người thường xuyên hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản và ung thư phổi
Các yếu tố kích thích: môi trường sống bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng từ nghề nghiệp do phải tiếp xúc với các chất bụi bẩn và hóa chất hoặc thanh quản bị viêm mãn tính.
Độ tuổi: Bệnh thường gặp ở những người từ 50 – 70 tuổi tỷ lệ 72%, 40 – 50 tuổi khoảng 12%; phụ nữ có thể mắc phải căn bệnh này ở độ tuổi sớm hơn.
Giới tính: bệnh này chủ yếu bắt gặp ở nam giới, chiếm tới trên 95%, bởi sự tiếp xúc với các chất độc hại của nam giới nhiều và thường xuyên hơn nữ giới.
Tiền sử bệnh học của bản thân: những người có tiền sử mắc bệnh ung thư ở khu vực đầu, cổ, mặt có nguy cơ cao sẽ mắc phải căn bệnh ung thư thanh quản.
Dấu hiệu của ung thư thanh quản
Một số những triệu chứng của bệnh ung thư thanh quản điển hình mà bạn có thể căn cứ để phát hiện bệnh gồm:
Khàn tiếng: Theo khuyến cáo được các bác sĩ đưa ra, những người có dấu hiệu khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần thì cần đi kiểm tra và làm xét nghiệm, nhất là những người ở độ tuổi ngoài 40. Tình trạng khàn tiềng càng lúc càng gia tăng về mức độ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn đầu của bệnh, khối u phát triển làm cho thanh môn bị hẹp và giọng nói trở nên khàn đặc.
Ho: đâu được xem là một biểu hiện của ung thư thanh quản, song đây cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh hô hấp khác, nhưng nếu dấu hiệu này gặp thường xuyên và gia tăng về mức độ thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vùng thanh quản.
Khó thở: triệu chứng này có thể đi kèm hoặc sớm hơn so với dấu hiệu khàn tiếng. Khi kích thước của khối u ngày càng phát triển, thanh môn sẽ ngày càng bị thu hẹp. Lúc đầu có thể khó thở khi làm việc nặng, nhưng sau đó khó thở sẽ biểu hiện rõ nét hơn.
Khó nuốt: sự tăng lên về kích thước của tế bào khối u và khối u đã bắt đầu la xuống vùng hầu họng, vì vậy mà người bệnh sẽ có dấu hiệu khó nuốt và có thể đi kèm với đau tai, lúc này người bệnh chỉ có thể sử dụng các đồ ăn dạng lỏng.
Sút cân: sút cân không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh ung thư, ung thư thanh quản cũng không phải là một ngoại lệ
Trên đây là những dấu hiệu ung thư thanh quản điển hình, song để có thể chuẩn đoán chính xác những dấu hiệu kể trên có phải ung thư thanh quản hay không, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra.
Các giai đoạn phát triển của ung thư thanh quản
Cũng như một số các căn bệnh ung thư khác xuất hiện trên cơ thể, ung thư thanh quản cũng được chia là 4 giai đoạn với sự hình thành và lây lan của tế bào khối u là khác nhau, cụ thể là:
Giai đoạn 1: ung thư thanh quản ở giai đoạn 1 các khối u đã hình thành và được tìm thấy tại các phần của thanh quản. Lúc này các phần vẫn có thể di động bình thường.
Giai đoạn 2: các tế bào khối u đã có sự phát triển với diện tích lấn chiếm rộng hơn, ở giai đoạn này khối u đã làm cho các phần của thanh quản di động không bình thường.
Giai đoạn 3: khối u đã có sự lây lan vào các hạch bạch huyết ở từng phần của thanh quản, mức độ hoạt động của các phần này giảm dần. Tùy thuộc vào sự lây lan của ung thư mà mỗi phần sẽ có sự khác nhau.
Giai đoạn 4: đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư thanh quản và đây cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất, tế bào ung thư đã lây lan sang các cơ quan lân cận khác như hạch vùng cổ, phía sau lưỡi, các phần khác của cổ họng, phổi,…
Các giai đoạn của bệnh ung thư thanh quản chỉ được xác định một cách chính xác nhất thông qua quá trình kiểm tra và thăm khám của bác sĩ, nếu như chỉ nhận biết mức độ bệnh thông qua các dấu hiệu thì hoàn toàn không thể xác định rõ ràng, cụ thể và chính xác được.
Để xem chi tiết bài staff kỹ thuật chụp CLVT vùng hạ họng thanh quản, vui lòng click chuột phải vào ảnh dưới đây.