Bài liên quan: Hướng dẫn tái tạo các thông số trong chụp CLVT xương thái dương (phần 2)

Những triệu chứng liên quan đến nghe và thăng bằng như rối loạn tiền đình, điếc bẩm sinh ở trẻ nhỏ, nghe kém tiến triển ở người lớn… đôi khi có nguyên nhân từ những bất thường giải phẫu của những cấu trúc rất nhỏ trong trong xương đá. Hiện nay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể “nhìn thấy” được những cấu trúc nhỏ đến dưới 1 mm, nhờ đó rất nhiều triệu chứng về tiền đình và thính lực đã được giải thích.

Những dị dạng trên thường gặp hơn nhiều so với chúng ta nghĩ, thậm chí theo một báo cáo gần đây trên tạp chí điện quang Mĩ 10/2014, tỷ lệ gặp dị dạng trong số những trẻ giảm sức nghe là …40% [1]. Để phát hiện được các dị dạng cần kỹ thuật chụp đúng và phải tái tạo để bộc lộ các cấu trúc giải phẫu rất nhỏ trong tai.

Bài viết được chia làm hai phần theo tai giữa và tai trong.

1. Các xương con trong tai giữa

1.1. Giải phẫu cắt lớp vi tính

Ba xương nhỏ trong tai giữa nối với nhau bằng các khớp động là phương tiện trung gian biến dao động của sóng âm từ tai ngoài vào tai trong thành dao động điện. Vì bất kỳ lý do nào làm cho các xương mất hình thái bình thường (như hình 1) đều ảnh hưởng đến sức nghe. Bất thường hình thể bị dính vào thành của hòm nhĩ hoặc bị tổ chức viêm gây tiêu đi một phần nhỏ hoặc cũng có thể do dị dạng bẩm sinh.

Hình 1. Nhắc lại giải phẫu các xương con: Xương búa (6), xương đe (1-4), và xương bàn đạp

Hình 2. Chụp CT phải tái tạo được hình ảnh xương búa và xương đe toàn vẹn như trên. Chú ý đầu xương búa (mũi tên dài) và thân xương đe (mũi tên ngắn) nằm tự do không bị dính vào trần hòm nhĩ

Hình 3. Cách tái tạo để có được hình 2. Chú ý tái tạo MIP độ dày 3.0

Hình 4. Xương bàn đạp bình thường phải thấy được: ngành trước và sau (5,7) đế bàn đạp phẳng và thanh mảnh (6), đầu xương bàn đạp (3)

Hình 5. Cách tái tạo xương bàn đạp để có được hình 4

1.2. Bất thường hay gặp

1.2.1. Xương bàn đạp

ab

 

 

Hình 6. a) khoảng cách hai ngành trước và sau xương bàn đạp bình thường >1,3mm, chú ý đế bàn đạp nhẵn và phẳng (mũi tên). Hình B, xương bàn đạp nhỏ (khoảng cách hai ngành xương bàn đạp 1 mm, đế bàn đạp vôi hoá

Hình 7. Đế bàn đạp dị dạng cong và mất độ nhẵn bình thường

a b

 

 

 

 

Hình 8. Đế bàn đạp mất độ nhẵn kèm các chấm vôi hóa do viêm mạn tính (a) và đế bàn đạp vôi hóa toàn bộ do dị dạng bẩm sinh (b)

Nhận xét: Xương bàn đạp dị dạng nhỏ và đế bàn đạp vôi hoá khiến cho dao động xương bàn đạp vào cửa sổ bầu dục bị hạn chế gây nên tình trạng điếc.

1.2.2. Xương búa

Thường gặp nhất là tình trạng dính xương búa vào thành hòm nhĩ, hậu quả của viêm tai giữa. Có thể là di chứng của viêm tai giữa từ nhiều năm trước.

a  b

 

 

 

Hình 9. Đầu xương búa bên phải bị dính vào thành trước hòm nhĩ bởi một cầu xương mảnh (a). Hãy so sánh với bên trái bình thường: mũi tên chỉ đầu xương búa, đầu mũi tên = xương đe

a  b

 

 

 

Hình 10. Dị dạng bẩm sinh gây dính khớp búa- đe và đồng thời dính đầu xương búa vào thành trước hòm nhĩ (mũi tên). Lát cắt ngang (a) và tái tạo MIP (b)

Nhận xét: dính đầu xương búa thường do di chứng của viêm tai, cũng có thể do dị dạng bẩm sinh. Tùy mức độ dính của xương búa gây nên các mức độ điếc khác nhau.

 

1.2.3. Xương đe

Hình 11. Tiêu đầu dài xương đe do viêm. Di chứng rất hay gặp của viêm tai giữa mạn. Đầu dài xương đe mất sẽ không truyền được dao động vào xương bàn đạp

 

Kết luận

  • Chỉ với hai hình ảnh tái tạo xương con nhưng giúp phát hiện ra nhiều bất thường về hình thái mà thường là di chứng của một viêm tai giữa từ nhỏ hoặc một bất thường bẩm sinh là nguyên nhân của tình trạng giảm sức nghe.
  • Nếu không tái tạo thường rất khó hoặc không phát hiện được bất thường khi chỉ dựa theo lát cắt axial, coronal thông thườn
  • Muốn tái tạo đúng cần phải có kỹ thuật chụp đúng: cần chụp axial trên máy từ 64 dãy trở lên, lát cắt và bước nhảy <1 mm khu trú xương đá, tái tạo dày 0,9 mm. Hai hình tái tạo xương con nên được thực hiện trên work station (work station của hãng Siemens là tốt nhất).
  • Trên đây là hướng dẫn tái tạo và giá trị của chụp CLVT tai giữa. Phần tai trong và mê đạo xương sẽ được trình bày vào bài sau để tránh làm đau đầu các bác sĩ cheeky

 

Tài liệu tham khảo:

1. Young JY. Radiographics. 2014 Sep-Oct;34(5):E133-49

2. VEILLON Francis. Imagerie de l’oreille et de l’os temporal..  Lavoisier, Paris 2013.

 

DR NGUYỄN NGỌC CƯƠNG

Khoa Chẩn đoán hình ảnh BV ĐHY Hà Nội